"Ngoài các khoản đầu tư thông qua quỹ, Google cũng sẽ tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo và giáo dục ở Ấn Độ", Sundar Pichai nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.
Sundar Pichai cũng chính là một người gốc Ấn Độ, gia nhập Google vào năm 2004 và được ghi nhận công sức trong việc tạo ra các sản phẩm như trình duyệt Chrome. Ông đã thay thế nhà đồng sáng lập công ty, Larry Page để làm CEO của Alphabet năm 2015.
Ông Ravi Shankar Prasad, Bộ trưởng Bộ Điện tử và CNTT của Ấn Độ phát biểu tại sự kiện “Google for India” đã ca ngợi: “Sundar Pichai là một biểu tượng sống động về tiềm năng sáng tạo của nhân lực Ấn Độ”.
Anh Hào (Theo Reuters)
Bộ Công nghệ Ấn Độ tuyên bố các ứng dụng như TikTok, WeChat của Trung Quốc có thể gây tổn hại tới chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ cũng như quốc phòng, an ninh quốc gia và trật tự xã hội của Ấn Độ.
" alt=""/>Google đầu tư khoản tiền kỷ lục cho Ấn ĐộTrước đây, việc tưới cây chống hạn làm gia đình chị tốn rất nhiều công sức, có những năm nắng nóng kéo dài phải thuê thêm người để kịp tưới nước cho cây.
Sau khi đi học hỏi kinh nghiệm làm vườn ở một số địa phương, đầu năm nay, chị Hiền đã mua thiết bị điều khiển từ xa qua ứng dụng internet để lắp đặt cho hệ thống tưới.
Thiết bị điều khiển từ xa qua ứng dụng internet là các cảm biến tự phân tích, đưa ra quyết định theo những lập trình được cài đặt. Qua đó, giúp người sử dụng quản lý và vận hành hệ thống theo mong muốn thông qua các thiết bị như điện thoại thông minh, máy tính có kết nối Internet.
Thiết bị điều khiển từ xa qua ứng dụng internet được gia đình chị Hiền lắp đặt có xuất xứ từ Thái Lan, việc lắp đặt rất dễ dàng, đặc biệt là giá thành lại rất rẻ, chỉ khoảng 1 triệu đồng. Tổng kinh phí lắp đặt hệ thống đường ống tưới cho 2.000 m2 cây ăn quả là hơn 15 triệu đồng.
Chị Lê Thị Hiền cho biết: "Từ khi lắp thiết bị điều khiển từ xa qua ứng dụng internet vào hệ thống tưới cây, tôi thấy việc tưới cây chống hạn rất dễ dàng. Người làm vừa làm việc nơi khác, xa vườn nhưng cũng vừa dễ dàng điều khiển hệ thống tưới nước.
Không những thuận tiện mà khi sử dụng thiết bị này còn giúp gia đình tôi tiết kiệm rất nhiều nước. Trước đây, với 10 khối nước thì tưới được 300 m2 cây trồng, thế nhưng khi lắp thiết bị này thì 10 khối nước sẽ tưới được 3.000 m2 cây trồng, cao hơn 10 lần so với trước".
Nhờ được tưới nước hằng ngày đều đặn nên các loại cây trong vườn chị Hiền xanh tốt, cho sai quả.
Được biết, trên địa bàn huyện Lộc Hà đến nay đã có 2 hộ dân áp dụng công nghệ tưới tiên tiến này. Ngoài gia đình chị Lê Thị Hiền còn có gia đình ông Mai Trọng Viễn (xã Hồng Lộc) cũng vừa lắp đặt, đưa vào sử dụng.
Ông Hồ Sỹ Giang - Chủ tịch Hội Nông dân xã Hồng Lộc cho biết: "Mô hình tưới nước cho cây trồng bằng thiết bị điều khiển từ xa rất tiết kiệm nước, tối ưu cho các vùng khan hiếm nước; đặc biệt hiệu quả cho vùng đồi đất, các trang trại diện tích rất lớn nhằm hạn chế thất thoát nước.
Chúng tôi đã đến thử nghiệm nhiều lần tại khu vườn chị Hiền, sắp tới sẽ mời các hội viên trong xã đến học tập và nhân rộng mô hình này để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp của địa phương".
Theo Báo Hà Tĩnh
Chủ tịch FPT Trương Gia Bình kỳ vọng Việt Nam sẽ làm nông nghiệp theo những cách chưa từng có, là quốc gia hiện đại nhất về ngành nông nghiệp chứ không phải quốc gia chấp nhận đi sau.
" alt=""/>Nông dân Hà Tĩnh tưới cây... bằng smartphone!